[Nhân Vật] Cụ Bà Lục Tuần: Khiếm Thị Không Có Nghĩa Là Mất Hết Tất Cả!

Thanh Hai
Đăng ngày 22/10/2021
423 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Kiên trì theo đuổi ước mơ của bạn, không bao giờ bỏ cuộc. Không cần biết mục tiêu của bạn là gì, việc tìm thấy và sống hết mình vì nó.

Tại Thế Vận Hội giành cho người khuyết tật năm nay tại Tokyo, ở nội dung marathon nữ T12 (dành cho người khiếm thị), vận động viên người Nhật Bản Misato Michishita đã giành chiến thắng với thành tích 3:00:50, đồng thời cũng đã phá kỷ lục trước cùng nội dung, huy chương bạc thuộc về Elena Pautova của Nga (3:04:16), và huy chương đồng do Louzanne Coetzee của Nam Phi nắm giữ (3:11:13).

Tuy nhiên, trong ngày thi đấu, vận động viên thu hút nhiều sự chú ý nhất lại là cụ bà 66 tuổi Mihoko Nishijima (Nhật Bản), người có tư thế chạy loạng choạng không vững và đứng thứ 8 trong bảng tổng sắp với thành tích 3:29:12.

Cụ Mihoko 66 tuổi (phải) tại nội dung T12 của Paralympic Tokyo, hoàn thành giải đấu với thành tích 3:29:12, xếp hạng 8. (Ảnh: Runner's World)

Mặc dù ở 5 km cuối cùng của chặng đua, bà Mihoko liên tục dừng lại và đi bộ, thậm chí đôi khi trông như sắp ngã vậy, tuy nhiên thành tích Sub 3:30 của cụ vẫn đưa cụ vào thứ hạng 25 nội dung nữ 65-69 tuổi trên bảng tổng sắp thế giới.

Cụ Mihoko cho biết: “Vài năm trước đây, tôi là nữ runner nhanh nhất so với những người cùng tuổi tại Nhật Bản, nhưng tôi không hề biết thứ hạng của mình trên bảng tổng sắp thế giới.”


Sự nghiệp chạy bộ bắt đầu vào tuổi trung niên

Mihoko Nishijima mắc phải khiếm thị bẩm sinh, bà là một chuyên gia mát xa bán thời gian, chồng bà là một marathoner nghiệp dư người truyền cảm hứng chạy bộ cho Mihoko.

“Khi tôi bước vào tuổi 40, tôi đã thực sự nghĩ đến cuộc sống vào năm 80, tôi đã đảo một vòng quanh điểm bước ngoặc của cuộc đời”, bà Mihoko chia sẻ, “Tôi muốn tìm điều gì đó giúp tôi tận hưởng niềm vui của cuộc sống, và khi tôi nhìn chồng mình, thấy những người bạn chạy của anh ấy và những câu chuyện xung quanh những thứ mà anh ấy từng trải và có được khi chạy bộ, tôi nghĩ rằng: “Có lẽ tôi cũng cần phải thử chạy bộ.”

Mihoko Nishijima (phải) nhận được nguồn cảm hứng chạy bộ từ người chồng Toru Nishijima (trái), đã bắt đầu sự nghiệp chạy của mình khi bước vào tuổi trung niên. (Ảnh: Hfa191)

Mặc dù chạy bộ chỉ để tăng thêm niềm vui, song Mihoko lại bắt đầu có bước tiến về tốc độ. Tại giải marathon quốc tế Osaka 2003, ở tuổi 47, Mihoko đã lập thành tích PB của mình 3:11:33, và đây cũng là lần đầu tiên trong đời người khiếm thị bà Mihoko có pacer đồng hành. Và từ đó, bên cạnh bà luôn có một pacer đồng hành.


Bước ngoặc trở thành tuyển thủ quốc gia

Cuộc sống thường ngày của Mihoko vốn dĩ xoay quanh công việc, những buổi chạy cùng bạn bè, tham gia các giải đua marathon. Tuy nhiên, vào năm 2013 cách nghĩ của bà đối với chạy bộ có bước ngoặc chuyển biến vô cùng lớn.

Hiệp Hội Marathon Khiếm Thị Nhật Bản (The Japan Blind Marathon Association) tuyên bố danh sách các vận động viên đủ tư cách tham gia Paralympic Rio 2016, Mihoko cũng nằm trong danh sách vận động viên tham dự.

Cuộc sống của Mihoko (phải) sau khi chạy bộ bao gồm công việc, vui chơi cùng bạn chạy và tham gia các sự kiện marathon. (Ảnh: Wikimedia)

“Tôi không hiểu về Paralympic cho lắm, và cũng chưa từng nghĩ đến việc có thể tham gia thi đấu,”, bà Mihoko cho biết, “năm ấy tôi đã 58 tuổi, nhưng nếu họ thực sự cho tôi cơ hội thì đây tuyệt đối là việc mà tôi muốn làm.”

Lúc Mihoko nhận được tư cách tham dự Paralympic Rio 2016, cũng là lần đầu tiên bà tiếp nhận sự huấn luyện của nhóm HLV quốc gia. Song lần Thế Vận Hội lần đầu trong đời của bà vẫn không diễn ra như kế hoạch mong muốn.


Kinh nghiệm từ Rio là thành công cho Tokyo

 “Rio nóng vô cùng, tôi chạy đến khoảng cây số thứ 34, tôi bắt đầu cảm thấy chóng mặt và buộc phải bỏ cuộc giữa chừng, đây là một trận đấu thất bại.”

Sau 5 năm, mục tiêu của Mihoko là hoàn thành marathon tại Paralympic Tokyo. Khi Thế Vận Hội Tokyo tuyên bố dời ngày thi đấu do đại dịch, Mihoko không hề thất vọng mà nghĩ rằng “cho dù là 4 hay 5 năm, tôi vẫn phải hiện thực hóa mục tiêu của mình!”

Ở nội dung marathon tại Paralympic Rio 2016, Mihoko (phải) đã bỏ cuộc giữa chừng do nhiệt độ thời tiết quá cao. (Ảnh: The Guardian)

Trong suốt quá trình hướng đến mục tiêu tại Paralympic Tokyo, Mihoko luôn duy trì kế hoạch tập luyện cố định, “so với người khác, tôi chạy ít hơn họ, thường tầm 500-600 km mỗi tháng, bởi vì ở độ tuổi của tôi cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn, nếu không tôi không thể hướng đến mục tiêu tập luyện tiếp theo.”

Trong lịch tập của Mihoko bao gồm cả những ngày nghỉ không hề làm gì cả, và vào 2 ngày nghỉ chạy trong tuần đó Mihoko đến phòng tập thể hình, và những ngày chủ nhật chạy đường dài, bà sẽ chạy khoảng 38 km ở đường chạy dành cho xe đạp, và mỗi thứ tư tập chạy trong sân vận động.

“Bên cạnh tôi luôn có một nhóm pacer đồng hành, đồng thời trong số đó có người có thể lên kế hoạch huấn luyện cho tôi.”


Phấn đấu cho đoạn cuối của chặng đua

Ngày thi đấu marathon tại Paralympic Tokyo diễn ra trong tiết trời âm u đầy mây và mưa. Ở giai đoạn đầu, Mihoko giảm tốc độ một ít để đảm bảo trạng thái dễ chịu cho mình. Đến nửa chặng đua, lúc này bà đứng ở vị trí thứ 9, và pacer đồng hành cũng đổi người. Đến 11 km tiếp theo, bà qua mặt hai vận động viên và lên dẫn ở vị trí thứ 7. Đến khoảng cây số thứ 33-34, mọi thứ vẫn trên đà thuận lợi.

Nhưng sau đó, mọi thứ đột nhiên thay đổi. “Tôi tiến khá gần đến hai người phía trước tôi, nhưng không có cách nào để vượt mặt họ. Đùi tôi bắt đầu chuột rút, buộc tôi phải đi bộ, và tạo cơ hội cho những người phía sau vượt tôi.” Mihoko cho biết.

Sau thất bại tại Paralympic Rio 2016, bà Mihoko đã bỏ ra 5 năm tập luyện để chuẩn bị cho Paralympic Tokyo năm nay. (Ảnh: Runner's World)

Pacer ở nửa chặng cuối của cuộc đua đồng hành với bà là Haruka Yamaguchi, một marathoner 2:26, cho biết: “Tôi nhận ra bà ấy đã bắt đầu đổ về trước, và không thể nhấc chân lên chạy tiếp như trước, và khi tôi bảo với bà, bà nói rằng bà biết nhưng không thể làm gì.”

Mặc dù pacer của bà phát hiện tư thế chạy của bà đã trở nên loạng choạng mất thăng bằng, nhưng Yamaguchi không thể hỗ trợ vì sợ sẽ làm cho bà bị mất tư cách thi đấu.

Ở nửa chặng sau, thể lực của Mihoko bắt đầu xuống dốc, tư thế chạy cũng loạng choạng mất thăng bằng, có thể nói đây là trận chiến phải đấu bằng ý chí. (Ảnh: run_ix)

“Tôi chỉ nói với bà ấy rằng “Bất cứ chuyện gì xảy ra cũng không được buông sợi dây”, và cố gắng giúp bằng duy trì thứ hạng 8 hoàn thành đường đua, đồng thời không ngừng nói với bà rằng bà có thể hoàn thành với tốc độ sub 3:30”. Yamguchi chia sẻ.

Cuối cùng Mihoko cũng đã làm được điều đó! “Có lẽ phải nói rằng điều này rất thú vị lại vừa kỳ lạ thay. Tuy nhiên, khi thôi đã hoàn thành nội dung thi đấu, những thất vọng hừng hực lúc trước từ Rio như đã được giải phóng,” Mihoko chia sẻ, “Tôi thực sự cảm thấy rằng mình đã bù đắp được những nối tiếc trước đó tại Rio, mặc dù thành tích của tôi có một khoảng cách khá xa so với mục tiêu đề ra, song chạy qua vạch đích cũng đủ để tôi mỉm cười.”

“Cũng có thể không phải như vậy,” Mihoko cười nói.

Bà Mihoko Nishijima (phải) về đích với thời gian 3:29:12, sau khi bà tăng tốc rút nhanh về đích, pacer Yamaguchi vội đưa tay đỡ bà. (Ảnh: Runner’s World)

Huấn luyện viên quốc gia của Liên đoàn marathon khiếm thị Tokyo bày tỏ: “Mục tiêu của bà Mihoko Nishijima là sub 3:10, tôi cho rằng bà ấy có cơ hội giành được huy chương.”

“Tuy nhiên, đóng vai trò là huấn luyện viên của cụ bà, tôi thừa nhận mục tiêu mà tôi đặt ra cho bà hơi cao, làm cho bà phải sức cùng lực kiệt trên đường đua. Thái độ kiên quyết của bà “bất chấp mọi thứ bà cũng phải hoàn thành”, việc bà hoàn thành mọi mục tiêu đều do công lao của cá nhân bà và tinh thần thép vượt khó của bà mang đến.”


Mục tiêu tiếp theo là gì?

Sau khi hoàn thành mục tiêu mà bà đã đề ra 5 năm trước, Mihoko cho biết bà không dự định tham gia Paralympic Paris, “Từ trước đến giờ, Tokyo luôn là đích đến cuối cùng của tôi.”

Tuy nhiên, khi đã đến bước này rồi, bà muốn hướng đến một mục tiêu mới, có lẽ là phá kỷ lục quốc gia.

Sau khi kết thúc Paralympic Tokyo, Mihoko (phải) sẽ tiếp tục hướng nỗ lực đến một mục tiêu mới. (Ảnh: asahi.com)

“Nếu như bạn có một ước mơ, một mục tiêu, nó sẽ khích lệ bạn, định nghĩa cuộc sống của bạn, đồng thời tăng thêm màu sắc cho cuộc sống.” Mihoko chia sẻ.

“Kiên trì theo đuổi ước mơ của bạn, không bao giờ bỏ cuộc. Không cần biết mục tiêu của bạn là gì, việc tìm thấy và sống hết mình vì nó. Cho dù khi còn trẻ bạn chưa với tới được, tuy nhiên khi càng lớn tuổi bạn sẽ ít nhiều có gặt hái đấy. Và đây cũng chính là cách sống mà tôi muốn tiếp tục duy trì. Mặc dù hiện giờ mục tiêu của tôi khác xưa, nhưng tôi vẫn muốn sống theo cái cách “theo đuổi” chúng.”


Theo Running Biji